Bể phốt là gì? Những điều cần biết khi lắp đặt bể phốt

Bể phốt là gì? Những điều cần biết khi lắp đặt bể phốt
Rate this post

Trong xây dựng, một trong những công trình quan trọng nhất cần phải có đó chính là bể phốt. Vậy thực chất bể phốt là gì? Cấu tạo và cách thức lắp đặt bể phốt như thế nào? Hãy giải đáp các thắc mắc đó trong nội dung ngay dưới đây nhé:

Bể phốt là gì?

Bể phốt hay còn được gọi dân dã là bể tự hoại; hầm cầu; hầm tiêu phân;… Bể phốt thường chứa đựng các chất thải từ sinh hoạt của những người sử dụng trong căn nhà. Sau một thời gian các chất thải trong bể sẽ tự phân hủy thành thể lỏng rồi theo hệ thống thoát nước ra bên ngoài. Nếu không có bể phốt như là một hệ thống xử lý chất thải, nước thải thì môi trường xung quanh sẽ có thể bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

Bể phốt được chia ra làm 2 loại chính là loại bể phốt 3 ngăn và 2 ngăn. Thông thường trong thực tế người ta sẽ sử dụng loại bể phốt 3 ngăn nhiều hơn. Bởi loại này hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Các loại bể phốt ngày nay đã được cải tiến rất nhiều nên việc xử lý nước thải; làm sạch nhanh chóng hơn và an toàn hơn khi sử dụng.

Cấu tạo của bể phốt

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo của 2 loại bể phốt 3 ngăn và 2 ngăn nhé:

Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn:

Bể phốt 3 ngăn được thiết kế cấu tạo với 3 thành phần chính: Ngăn chứa; Ngăn lắng và Ngăn lọc.

  • Ngăn chứa: Là ngăn có diện tích lớn nhất, có thể bằng cả 2 ngăn kia cộng lại. Đây là nơi chứa các loại chất thải, nước thải chưa được phân hủy khi vừa mới được xả xuống. Sau một thời gian nằm tại ngăn chứa, chúng sẽ được phân hủy thành bùn; một số loại khó phân hủy thì được lắng lại tại đây.
  • Ngăn lắng: Ngăn này có công dụng tiếp nhận các chất thải từ ngăn chứa. Những chất khó phân hủy như kim loại, vật cứng sẽ bị giữ lại ở đáy ngăn.
  • Ngăn lọc: Sau khi từ ngăn lắng chuyển sang, các chất thải tại đây sẽ được lọc trước khi ra cho bên ngoài môi trường.

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn:

Với bể phốt 2 ngăn thì có cấu tạo đơn giản hơn: 1 ngăn chứa và 1 ngăn lắng. Công dụng của chúng cũng giống với cấu tạo của bể phốt 3 ngăn. Tuy nhiên lại không có ngăn lọc nên các chất thải có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường. Chính vì cấu tạo như vậy, bể phốt 2 ngăn dần dần không còn được ưa chuộng nữa mà thay thế bằng bể phốt 3 ngăn.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt như thế nào?

Ngay từ phần cấu tạo của bể phốt, chắc hẳn bạn đã mường tượng ra nguyên lý hoạt động của công trình phụ quan trọng này. Các chất thải từ bồn cầu; bồn rửa; nhà tắm;… sẽ trực tiếp thải xuống ngắn chứa. Tại đây, các loại vi khuẩn sẽ tham gia quá trình phân hủy giúp chất thải hóa bùn và giảm đi mùi hôi thối.

Trong quá trình này, các loại vật chất khó phân hủy như tóc; nhựa; kim loại sẽ lắng xuống đáy ngăn. Tuy là số ít nhưng sau thời gian sử dụng lâu dài, bạn nên tiến hành gọi dịch vụ hút hầm cầu để loại bỏ những loại chất thải khó phân hủy này. Những chất thải đã được phân hủy sẽ được chuyển qua ngăn lắng đọng lại phía dưới. Tiếp sau một thời gian sẽ hóa thành khí và đào thải ra ngoài. Khi nước thải chỉ còn những vật lửng lơ thì ngăn lọc sẽ giúp giữ lại và lọc tiếp một lần nữa trước khi cho ra bên ngoài môi trường.

Cần chú ý gì khi thiết kế và xây dựng bể phốt?

Với công trình quan trọng như bể phốt, khi thiết kế và lắp đặt bạn cần phải chú ý những điều sau đây:

  • Tính toán lưu lượng chất thải hàng ngày để xây dựng kích thước sao cho phù hợp. Nếu quá bé sẽ khiến bể phốt nhanh chóng bị đầy; còn quá rộng sẽ phí diện tích và ngân sách xây dựng.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn: Khoảng cách từ đáy hầm đến bề mặt chất thải tối thiểu là 1,2m. Nếu xây bể dạng tròn thì bán kính tối thiểu là 0,7m. Nếu xây dạng hình chữ nhật thì kích thước chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Phần đáy bể phốt phải được đổ bê tông dày từ 15cm trở lên.
  • Ông dẫn nước ra vào bể phải được đặt so le nhau để quãng đường nước được lọc thải dài nhất. Ống nước từ bể lắng sang bể lọc nên đặt nằm ngang.
Lưu ý lắp đặt bể phốt đúng tiêu chuẩn để sử dụng lâu dài và hiệu quả.
Lưu ý lắp đặt bể phốt đúng tiêu chuẩn để sử dụng lâu dài và hiệu quả.

Mách bạn một số mẹo để bể phốt hoạt động tốt nhất

Sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn một số cách giúp cho bể phốt hoạt động tốt nhất phục vụ cho sinh hoạt nhé:

  • Tăng thêm sự chắc chắn, bền vững cho bể phốt bằng cách lắp ống siphon hoặc thiết bị khác cùng chức năng. Khi lắp đặt, các vật dụng này sẽ làm tăng thể tích cũng như tốc độ dòng chảy đến ngăn lọc. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của đường ống vì hạn chế quá trình tắc nghẽn.
  • Khi xây dựng bể phốt, đảm bảo công trình khép kín; không bị các tác động môi trường bên ngoài ảnh hưởng như nước ngầm, nhiệt độ,…
  • Hạn chế sử dụng xà phòng; chất tẩy rửa mạnh đổ xuống bồn cầu sẽ làm chết các vi sinh vật; vi khuẩn có tác dụng phân hủy chất thải dưới bể phốt.
  • Có thể sử dụng bùn vi sinh để giúp phân hủy chất thải nhanh. Thời gian tốt nhất là khoảng 1 tháng 1 lần.
Hạn chế xả chất tẩy rửa xuống bể phốt để hoạt động tốt hơn.
Hạn chế xả chất tẩy rửa xuống bể phốt để hoạt động tốt hơn.

Bể phốt là một trong những công trình phụ quan trọng nhất giúp xử lý chất thải sinh hoạt trước khi cho ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, bạn nên thuê những đơn vị thi công uy tín để lắp đặt bể phốt chất lượng và có độ bền lâu dài theo thời gian nhé!

One thought on “Bể phốt là gì? Những điều cần biết khi lắp đặt bể phốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.